You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Flying Penguin
Admin
Admin
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị - người lang thang qua những công trình Htt


Nửa cuộc đời anh lăn lộn, tạo dấu ấn từ những công trình tầm cỡ như Nhà Hát Lớn Hà Nội đến Trung tâm chiếu phim Quốc gia, rồi sân vận động quốc gia Mỹ Đình... nhưng chưa có nổi một căn nhà cho riêng mình. Người ta nói, Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị vẫn còn quá nhiều duyên nợ với nghệ thuật kiến trúc...


Bắt đầu từ những tình cờ
Sinh tại Rạch Giá - Kiên Giang. Năm 1973, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn, chàng kiến trúc sư (KTS) trẻ Hồ Thiệu Trị chuyển sang Pháp và nhập quốc tịch ở đó. Những năm tháng tuổi trẻ vừa học vừa hành nghề tại một quốc gia nổi tiếng về kiến trúc, Hồ Thiệu Trị đã học được nhiều kinh nghiệm về phong cách kiến trúc phương Tây và chính anh đã không làm hổ thẹn những tài năng đất Việt bằng rất nhiều công trình mà anh trực tiếp thiết kế xây dựng trên xứ người.
Cuối năm 1994, sau khi hoàn thành chuyến công tác tại Thượng Hải, trong phòng đợi máy bay về Pháp, Hồ Thiệu Trị thấy trên màn hình vô tuyến quảng cáo về du lịch Hạ Long - Quảng Ninh, anh quyết định đổi vé và quay trở lại Việt Nam sau gần 20 năm xa cách.
Về đến Hà Nội, anh tình cờ gặp lại Nguyễn Thành Long, một người bạn cũng là kiến trúc sư nổi tiếng. Sau giây phút hội ngộ, người bạn cũ rủ anh đi dạo quanh khu phố cổ. Hai người vừa tham quan vừa trao đổi với nhau về quần thể phong cảnh, hạ tầng cơ sở và đường lối kiến trúc của ''khu 36 phố''. Hồ Thiệu Trị thấy quê hương mình thật bình dị, gần gũi chứ không ''lạnh lẽo'' như ở Pháp.
Trong thời gian ở Hà Nội, Hồ Thiệu Trị được gặp kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính - người đang tham gia vào dự án cải tạo, tu bổ Nhà Hát Lớn Hà Nội. Dạo quanh Nhà Hát Lớn một vòng, Hồ Thiệu Trị không khỏi ngỡ ngàng khi thấy một công trình tuyệt đẹp, mang lối kiến trúc Pháp. Cảm phục trước những hiểu biết về kiến trúc Pháp của Hồ Thiệu Trị, Hoàng Đạo Kính muốn mời anh cùng tham gia tu bổ Nhà Hát Lớn. Tuy nhiên, Hoàng Đạo Kính vẫn e ngại một điều, liệu thời gian và công việc của Hồ Thiệu Trị có cho phép khi mà anh vẫn đang miệt mài với những công trình bên nước Pháp xa xôi.
Chuyện tưởng như sẽ chìm vào quên lãng nếu không có một ngày... Khoảng một tháng sau khi về Pháp, anh nhận được một bức thư từ Việt Nam. Tác giả bức thư là KTS Hoàng Đạo Kính. Ông nhờ Hồ Thiệu Trị tìm tòi và chuyển về Việt Nam những tài liệu bổ ích cho việc tu bổ Nhà Hát Lớn. Hồ Thiệu Trị đã gửi những tài liệu liên quan và quan điểm của mình trong việc tái tạo, tu bổ công trình kiến trúc Nhà Hát Lớn cho KTS Hoàng Đạo Kính.
Một tháng sau nữa, KTS Hồ Thiệu Trị lại nhận được một bức thư do Bộ Văn hoá Thông tin mời anh quay về Việt Nam để trình bày phương án, tham gia hội đồng tái tạo tu bổ Nhà Hát Lớn. Trước những tình cảm và lòng mong đợi của những người mang tâm huyết với công trình Nhà Hát Lớn, Hồ Thiệu Trị đã quyết tâm trở lại Việt Nam.
Dấu ấn từ những công trình
Anh nhớ lại: "Lúc tôi xuống sân bay, mọi người ra đón hết sức ngạc nhiên khi thấy chiếc va-ly to tướng của tôi. Họ tò mò đoán già, đoán non xem trong đó là những gì. Chỉ đến khi tôi mở va-ly ra mọi người mới ồ lên vì trong đó có tới 40kg toàn là bản vẽ, phương án, mẫu nguyên vật liệu...''.
''Hôm trình bày phương án tôi hơi run vì thấy hội đồng tham gia long trọng quá. Có tới 30-40 người gồm cả Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng cùng các KTS nổi tiếng...''. Đã lâu không sử dụng vốn tiếng Việt nên trong lúc trình bày phương án, Hồ Thiệu Trị phải áp dụng ngay thực tế bằng cách chỉ vào những phần cụ thể của nhà hát để minh hoạ. Thật bất ngờ, phương án của anh đã thuyết phục được Hội đồng thẩm định. 2 tháng sau, phương án của KTS Hồ Thiệu Trị đã được Hội đồng thẩm định chọn làm phương án tối ưu nhất trong dự án tái tạo tu bổ Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Bằng kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được trong những năm tháng trên đất Pháp, KTS Hồ Thiệu Trị đã đem hết nhiệt huyết cùng với nhiều KTS trẻ Việt Nam ròng rã 3 năm trời (1995-1997) mới hoàn thành xong khối công việc khổng lồ. Với những đóng góp không nhỏ của mình, Hồ Thiệu Trị là một trong những người có công đầu làm Nhà Hát Lớn Hà Nội ''sống'' lại và thêm phần ''lung linh". Sau công trình này, anh đã được nhận giải thưởng kiến trúc do Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao tặng.
Tạo được lòng tin, lại có thêm nhiều kinh nghiệm cho nghiệp kiến trúc của mình, Hồ Thiệu Trị tiếp tục được Bộ Văn hoá Thông tin tin cậy mời làm thiết kế xây dựng Trung tâm chiếu phim Quốc gia - giai đoạn 2. Trong suốt mấy năm gần đây, anh đã tham gia hàng trăm công trình lớn nhỏ khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam như Công trình Trung tâm văn hoá Pháp (24 Tràng Tiền - Hà Nội), Khu du lịch Mỹ Cảnh (Đồng Hới - Quảng Bình), Khách sạn Hoàng Đế (Huế)... KTS Hồ Thiệu Trị cũng đạt được nhiều giải thưởng quan trọng khác như Giải nhất phương án thiết kế Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (do Đức tổ chức), Giải A phương án thiết kế Nhà Quốc hội và Quảng trường Ba Đình mới.
Vẫn chưa có ''một chốn đi về''
Bạn bè thường nói đùa rằng, Hồ Thiệu Trị chỉ mải mê đi xây nhà cho thiên hạ còn bản thân mình thì vẫn chưa có một căn nhà theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hiện tại, anh đang là Giám đốc Công ty kiến trúc mang tên Hồ Thiệu Trị (100 Lò Đúc - Hà Nội) nhưng nếu hỏi nhà riêng thì anh chỉ cười: ''Đất Hà Nội đắt quá! Mình không có tiền để mua một mảnh dù chỉ bằng cái... chiếu''.
Nhiều người chê Hồ Thiệu Trị là lập dị, là lạc hậu. Họ nghĩ rằng một người nổi tiếng trong làng kiến trúc như anh mà vẫn không tậu nổi căn nhà. Quả thực, chỉ khi gặp anh, trò chuyện cùng anh mọi người mới thấy quý trọng một tâm hồn, một phong cách sống hết mình, chỉ biết cho thôi còn chẳng nhận được là bao.
Đã gần 10 năm qua Hồ Thiệu Trị không quay lại Pháp mà quyết định ở lại Việt Nam. Khi hỏi về người vợ bên Pháp, anh tâm sự: ''Chúng mình đã chia tay, trong suốt mấy năm qua, mình mải mê theo đuổi những công trình ở Việt Nam, ít có điều kiện quay lại Pháp. Công việc, tính cách của hai người có nhiều điểm không tương đồng. Vết rạn nứt tình cảm cứ tăng dần theo thời gian. Đến một lúc, nó hoàn toàn đổ vỡ như một căn nhà bấy lâu không có bàn tay gia cố...!''.
''Ở Việt Nam, đó là mối duyên nợ tiền kiếp, con người ta không thể quên được nơi chôn rau cắt rốn. Hơn nữa, cảnh quan, khí hậu cũng như con người ở đây luôn tạo cho tôi cảm giác ấm cúng lạ kỳ. Ai cũng mơ ước có một gia đình, một nơi nương tựa, chở che, nhất là khi nguời ta cô đơn. Song, để xây dựng được mái ấm bền vững thì hai kiến trúc sư trong một mái nhà phải hiểu nhau, đồng cảm và chia sẻ với nhau'' - anh nói lặng lẽ.

http://www.noithatdocdao.com
Amenosa
HB
HB
hay ye.. :x

¬ợ…♫~
HB
HB
- tks!

Sks2Sc
HB
HB
điêu thế,kTS giàu như vậy mak ko mua dc nhà kaka

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]