You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin
Admin
Admin
Tôi (Johannes Vloothuis) sưu tầm ở đây môt loạt quy tắc (hay hơn nên gọi là mẹo) bố cục tranh mà khi sử dụng đúng thì sẽ giảm bớt sai lầm trong các bức tranh phong cảnh. Đây là những mẹo có ở trong hầu hết các sách dạy vẽ phong cảnh cộng với một số ý tưởng riêng của tôi. Xin nhắc các bạn trước: đừng để cho những quy tắc này trói buộc bạn. Quy tắc chỉ giúp bạn lúc bạn băn khoăn có quá nhiều thành tố muốn đưa vào tranh mà không biết sắp xếp ra sao. Quy tắc được là ra để người ta sử dụng, và vi phạm nhưng biết các quy tắc căn bản thì chí ít khi vi phạm quy tắc bạn cũng biết rõ mình đang vi phạm quy tắc nào, thay vì vi phạm chỉ vì không biết. Có đến 4 chục quy tắc nên tốt nhất bạn nên kiếm ly cà phê vừa đọc vừa uống thì hơn.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_1

1. Hãy nhìn vào bức tranh này! Một bức tranh phong cảnh nên có một vùng trọng tâm hay vùng nhấn (center of interest). Vùng này thường là vùng nổi bật nhất và đẹp nhất trong một bức tranh. Vùng nhấn này còn có thể được làm nổi bật hơn nữa khi nó bao gồm một tiêu điểm, tạo ra một hiệu ứng điểm đen bằng cách thêm vào đó những gam màu thuần khiết hoặc/và sự tương phản. Vùng nhấn này sẽ là “diễn viên”, là “ngôi sao” trong “vở diễn” của bạn. Các vùng xung quanh nó chỉ là nhũng vùng phụ trợ. Một vùng nhấn tốt thường bao gồm các yếu tố sau:
.
• Một sự chuyển hóa mạnh về độ tương phản
• Không nhất thiết nhưng nếu có thể thì vùng này nên có một vị trí đẹp ở trong khung và dần dần trở nên dịu đi ra phía ngòai
• Các công trình do con người tạo ra, động vật hoặc các hình dáng con người sẽ làm nổi bật vùng nhấn và chúng là những “diễn viên chính”
• Các phần tử xung quanh cần hướng hoặc dẫn người xem đến vùng nhấn bằng các đường chỉ hoặc những con đường ảo (Xem hình 2 và 3)
• Không nên đặt vùng nhấn vào chính giữa hoặc 1 nửa trong bức tranh mà tốt nhất là đặt vào các vùng 1/3 (Quy tắc Rule of Third)
• Vùng nhấn này không bị che vì nếu vậy thì sẽ làm mất đi tính quan trọng của nó .
• Thiết kế một vùng nhấn cho có hiệu quả sẽ thu hút người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên


Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_2
Hình 2. Các thanh gỗ mục được đặt theo chủ định của tác giả đã dẫn con mắt người xem đến vùng mà tác giả muốn
Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_3
Hình 3. Bãi biển đã đóng vai trò là những đường dẫn ảo, dẫn người xem đến với cây cầu – vùng nhấn của bức tranh

2. Bạn có thể muốn thêm vào bức tranh của mình một vùng nhấn thứ hai. Điều này sẽ thêm một chương mới cho “câu truyện” của bạn. Tuy nhiên tôi không khuyến khích điều này trừ khi bạn đã rất kinh nghiệm vì giữa hai điểm nhấn, hòan tòan có khả năng xảy ra sự cạnh tranh với nhau

Không đặt một vùng nhấn ở phía trên vùng nhấn còn lại. Chỉ có một vùng được chiếm tỷ lệ lớn hơn về mặt kích thước. Cách tốt nhất là hãy đặt chúng theo một đường chéo. Trong trường hợp không thể đặt trên cùng đường chéo thì hãy đặt chúng nằm ngang nhau là giải pháp thứ 2.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_4

Hình 4. Trong bức tranh này, bụi hoa là không cần thiết tuy nhiên họa sỹ muốn thêm một vùng nhấn thứ 2 và anh ta đã đặt 2 vùng nhấn là ngôi nhà và bụi hoa trên cùng một đường chéo

3. Tránh việc đẩy người xem ra khỏi bức tranh. Điều này có thể thực hiện được khi các thành phần bên trong bức tranh không chỉ ra phía rìa hoặc chạy ra khỏi bức tranh chảng hạn như thân cây, đường, sông. Bạn có thể đặt những điểm dừng để tránh người xem đi ra khỏi búc tranh. Một lời khuyên là: Động vật, con người nên quay mặt và nhìn vào phía bên trong bức tranh

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_5
Hình 5. Hãy quan sát con ngựa bên phải. Người họa sỹ đã làm giảm bớt màu của con ngựa để nó trùng với màu của bụi cây ở phía sau. Điều này đã đánh lừa con mắt của người xem. Thử tưởng tượng nếu con ngựa đó sáng hơn, nó sẽ nổi bật lên và con mắt của người xem sẽ hướng ra ngòai bức tranh.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_5aQuy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_5bQuy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_5c
Hình 6. Hãy quan sát bức tranh thứ nhất, thanh gỗ mục đã chỉ thẳng ra ngòai rìa. Ở bức tranh thứ hai, một vài cành gãy đã được vẽ thêm vào để làm chậm lại tốc độ và đặt vào một điểm dừng. Trong bức cuối cùng, một giải pháp khác là xóa bỏ thanh gỗ đi. Người xem sẽ được dẫn theo đường viền cong từ ngòai vào vùng nhấn của bức tranh.


4. Sông, suối, các con đường nên “đi vào” bức tranh theo hình cong chữ S. Lựa chọn thứ hai, không tốt bằng là để chúng đi vào theo hình cong. Các đường thẳng phải được hạn chế bằng mọi giá vì với đường các đường thẳng, chúng tạo ra một “gia tốc” nhanh mà điều chung ta cần lại là tạo cho người xem một con đường ảo để đi vào bức tranh một cách chậm rãi

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_6
Hình 6. Dòng suối này có đường đi vào bằng hình cong “S” lười biếng, rất đẹp

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_7
Hình 7. Đường đi ảo là một đường cong. Thử so sánh hình này với hình trên và nhận xét xem hình nào mang lại cho bạn một con đường chậm rãi, thư thái hơn ?

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_8
Hình 8. SAI ! Con đường dẫn vào bức tranh là con đường thẳng, nhanh quá

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_9
Hình 9. Cùng là một khung cảnh nhưng với cách xử lý và đỉểm nhìn khác đã tao hiệu quả tốt hơn so với Hình 8


5. Logic không cần thiết phải được ứng dụng vào nghệ thuật một cách tuyệt đối. Điều quan trọng chính là chúng ta đã làm gì để ảnh hưởng đến thị giác người xem tranh. Ánh nắng trải lên thảm cỏ có thể vẫn có thậm trí trong ngày trời nhiều mây. Logic doesn't apply to art. What counts is the visual impact. Sunlight on a field of grass may appear even if it is a cloudy day. Các đường thẳng và đường chân trời trong thực tế khi ta quan sát có thể là đường thẳng, tuy nhiên ta vẫn có thể chủ động làm biến dạng đi nếu kết quả thu được là tốt hơn nhiều so với thông thường. Bóng đổ có thể dài hơn là khi chúng xuất hiện tại một thời điểm nhất định nào đó trong ngày …. Nhưng bạn vẫn có thể chủ động làm ngắn lại nếu thấy hiệu quả thu được sau khi xử lý tốt hơn.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_10
Hình10. Quan sát rặng cây trong bức tranh khi gió thổi từ phải sang trái. Tuy nhiên, cơn mưa lại cho thấy là gió thổi theo hướng ngược lại

6. Hãy nhóm các chủ thể chính, quan trọng trong bức tranh của bạn vào cùng một vùng nhấn. Không để các chủ thể này nằm rải rác khắp bức tranh vì nếu làm như vậy, chúng sẽ “đánh nhau” để gây sự chú ý.
Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_11

Hình 11. Tất cả mọi người xuất hiện trong bán kính của điểm nhấn (nằm ở vị trí phía dưới, bên phải)

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_12

Hình 12. Con ngựa bị đặt sai vị trí, nếu như người họa sĩ vẽ nó ở gần cái ghế băng hơn thì bố cực đã được cải thiện hơn nhiều.

7. Bạn có thể cho phép người xem tranh tương tác và giúp họ cảm thấy mình là một phần trong bức tranh của bạn. Hãy để họ tìm kiếm một “thùng vàng tưởng tượng” ở dưới chân của cầu vồng thay vì bạn cho người xem biết hết các thông tin. Hãy để bức tranh của bạn khiến người xem cảm thấy tò mò, phải suy nghĩ và sử dụng trí tưởng tượng của chính họ

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_13
Hình 13. Cái gì ở sau dãy núi này ? Liệu sẽ có một cái hồ ? Hay một thị trẩn ? Một ngôi làng ? Ở đây, người họa sỹ để câu trả lời cho trí tưởng tượng của bạn. Con đường đó không dẫn đến đâu cả. Bạn hãy nói cho tôi !

8. Chiều sâu … Người họa sỹ bị hạn chế khi họ phải tạo ra những khuôn hình mô tả không gian 3 chiề u trên một mặt phẳng 2 chiều. Điều này khó khăn nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải đánh lừa được con mắt người xem, để họ tin rằng những gì họ đang nhìn là thật. Thỉnh thỏang, tôi có nghe nhiều người tự hỏi tại sao họ lại xem tranh của tôi ? Đây là những bức tranh hay bức ảnh ? Những bức tranh này đâu có khác với cảnh thật đâu ! Thực ra, chẳng có gì là thật cả, những bức tranh của tôi chỉ là sự thể hiện lại của khung cảnh thực. Sau đây là vài thủ thuật để tạo ra chiều sâu trong bức tranh của bạn

• Đặt các đối tượng đè lên nhau
• Tạo ra đường chân trời. Màu sắc chở nên lạnh hơn (Xanh hơn) và sáng hơn khi chúng gần với hậu cảnh. Chúng trở nên ấm hơn và các giá trị tối lại tối hơn khi các đối tượng gần hơn. Lưu ý rằng trong thực tế điều này không phải lúc nào cũng đúng. Khi bạn nhìn một cái cây cách bạn khỏang 100 yards, nó sẽ vẫn tối và có một màu xanh lá cây ấm. Khi đem so sánh với một cái cây ngay cạnh bạn, bạn thấy rằng sự khác biệt là rất tinh tế, rất khó nhận ra và thậm chí là cả trong một bức ảnh. Nếu bức tranh của bạn được vẽ theo cách này thì bạn sẽ không thể tạo ra chiều sâu. Tuy nhiên nếu như bạn thêm vào màu xanh da trời … vào các màu xanh của bạn như là đang làm sáng chúng lên, bạn sẽ đẩy xa cái cây đó ra … Bạn ứng dụng kỹ thuật này càng nhiều thì bạn càng đẩy các chủ đề ra xa
• Các phần tử nằm ở xa, gần hậu cảnh thì sẽ nhỏ hơn và không chi tiết
• Tạo ra ít nhất là 3 mảng, mỗi mảng phải có ít nhất một giá trị chủ đạo. Thường 3 mảng này được đặt tên là Tiền cảnh, Trung cảnh và Hậu Cảnh
• Tao ra các góc nhìn thẳng
• Hãy bỏ đi các kết cấu của đối tượng nằm gần với hậu cảnh. Hãy xem hình số 13. Hình này đã tạo ra một cảm giác rất tốt về khoảng cách và chiều sâu. Các cây táo ở trước ngọn núi được vẽ như thể chúng ở rất xa. Cường độ của màu vàng xuất hiện trên tiền cảnh ấm hơn nhiều nhưng ở hậu cảnh thì lạnh đi. Bóng của dãy núi ở xa thì sáng hơn và xanh hơn là ở trung cảnh. Đây chính là 3 mảng vừa đề cập ở trên

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_14
Hình 14. Bạn có thể cải thiện bức tranh này bằng cách thêm vào các mảng để tạo chiều sâu. Hãy thử làm tối đi tiền cảnh xem !

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_15
Hình 15. Sương mù là một cách rất tuyệt để tạo khoảng cách

9. Hãy để cho vùng nhấn của bạn có giá trị tương phản cao nhất. Rất sáng với rất tối hoặc ngược lại, Ở những vùng còn lài thì hãy giảm sự tương phản để tránh việc “đánh nhau” gây chú ý. Thường sẽ là các giá trị sáng trung bình với các giá trị tối trung bình

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_16

Hình. 16. SAI. Cái cây bên trái đang tranh giành sự chú ý

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_17

Hình. 17 Tốt hơn. Cái cây đã được crop bớt đi và sự tương phản được giảm bớt. Điều này giúp người xem tập trung hơn vào con bò

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_18

Hình. 18. Bộ quần áo tối màu mà người đàn ông mặc là làm ông ta nổi bật lên. Có một sự chuyển đổi về màu sác rất ấn tượng ở đây. Khi nhìn vào những cánh cửa ở phía được ánh nắng chiếu vào, ta thây chúng vẫn tối nhưng được bao xung quanh bởi một lọat màu sáng trung bình vì thế không gây sự chú ý cho người xem. Hãy tưởng tượng người đàn ông là một nhân vât chính trên sân khấu.

10. Bức tranh của bạn sẽ có cảm giác yên bình hơn nếu như bạn thêm vào nó một “vùng nghỉ” (rest area) , tốt nhất là ở ngay phía trước vùng nhấn. Điều này sẽ tạo ra một chút không gian để “thở”
Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_19

Hình. 19. Dải tuyết trắng phía trước cây thông đã tạo ra một vùng nghỉ đẹp

11. Nếu được, hãy thêm vào một hướng chuyển động ngang, dọc và chéo vào bức tranh nhưng chỉ 1 trong 3 thành phần này có chiều dài nổi bật. Các đường chéo là lý tưởng nhất vì chúng không nằm song song với khung hình. Những đường nét này không nên thằng mà chỉ nên tạo ra một cảm nhận về định hướng cho người xem.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_20

Hình. 20. Cây táo tạo ra hướng dọc, bãi cỏ được đặt theo hướng chéo và đường bờ hồ được đặt theo hướng ngang. Chính cây táo nhỏ đó đã giúp việc tránh tạo ra một hình tam giác màu xanh ra trời.

12. Khi thêm vào các thành phần mà bản chất của chúng là chuyển động, nếu được thì ta nhấn mạnh những chuyển động của chúng nhưng không đặt chúng vào tình trạng “sắp đặt” khiến cho người xem có cảm giác là chúng được sắp đặt.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_21
Hình. 21. Người họa sỹ đã nhấn mạnh là những con ngựa này đang đi. Điều này đã được thể hiện qua những đám bụi ở trên bắn lên khi chúng bước. Tương tự, trong nhiếp ảnh ta có thể liên hệ đến các trường hợp chụp thác nước. Việc đặt tốc độ chậm sẽ tạo ra cho người xem cảm giác dòng nước đang chảy.

13. Nếu bạn không chắc chắn rằng các đường ảo của bạn nên bắt đầu từ đâu như là con đường, dòng sông … bạn có thể sử dụng khái niệm này. Khi đọc, chúng ta thường nhìn từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Vì thể theo thói quen, khi nhìn chúng ta cũng thường nhìn theo quy trình trên.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Rule_13_fig

14. Đường vào ảo có thể bắt đầu từ phía trên bên trái như là đang đọc một cuốn sách

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Rule_14_fig

15. Không đặt các đường ảo bắt đầu từ một góc.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_22
Hình. 22. Đây là một cách thiết kể tồi. Như các bạn thấy, dòng sông bắt đầu từ góc trái phía dưới.

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis )  P1 Fig_23
Hình. 23. Bằng cách mở rộng dòng sông ra, bức tranh đã trở nên khá hơn.


...XEM TIẾP PHẦN 2

http://nguyenart.tk
havemind
HB
HB
Bài rất hay. Thanks nhiều nhé!

hiepkhach13
HB
HB
hay tuyệt hâm mộ ghê á
chác phải tốn nhìu thời hiân lém đây
hihihih

4 [conmavuive_138]  Re: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis ) P1 Fri May 27, 2011 4:38 pm

conmavuive_138
Admin
Admin
hic...có quá nhiều thứ phải học hỏi.Chờ tiếp phần 2 của atu thanks

ThanhTu
Admin
Admin
conmavuive_138 đã viết:hic...có quá nhiều thứ phải học hỏi.Chờ tiếp phần 2 của atu thanks

Phần 2 có ở cuối trang mà em ts

https://butchi.forumvi.com/

6 [conmavuive_138]  Re: Quy tắc bố cục tranh phong cảnh (Johannes Vloothuis ) P1 Fri May 27, 2011 11:37 pm

conmavuive_138
Admin
Admin
ah uh :)) lại cứ tươg còn tiếp phần 2

havh
NEWMEM
NEWMEM
Chẳng biết nói gì hơn ngoài từ TUYỆT

Tiếp tục chờ phần 3 của bạn

ThanhTu
Admin
Admin
Các bạn chú ý: Bài viết bao gồm đủ 3 phần :) ( chuyển trang ở cuối bài viết ) , thanks !

https://butchi.forumvi.com/
avatar
HB
HB
wonderful... nhưng nói khác làm thì khác...hjhjh :))

tinhte
Admin
Admin
tranty94 đã viết:wonderful... nhưng nói khác làm thì khác...hjhjh :))

Khác thế nào vậy ta ? decoi

http://www.tinhte.vn/

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]