You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

nhocdhvip
NEWMEM
NEWMEM
[img][/img]
kaka

kuntiny
HB
HB
Cung Ge.

benj4min
HB
HB
nhìn thích ở chỗ nét chì.
Hình sai nhiều chỗ, chú ý elip
Chất liệu tả chưa đẹp. (thủy tinh)
(siêu thuốc thì theo mình phải có ánh sáng mạnh như thủy tinh)
Bóng đổ ở bài cuối hình như không đúng với hướng as :)
Pic 2: cái nồi, ở trong nhìn ra nhôm, mà ờ ngoài nhìn hình như k ra nhôm jj
... Cố lên bạn tv



Được sửa bởi benj4min ngày Sat May 19, 2012 11:03 am; sửa lần 1.

nhocdhvip
NEWMEM
NEWMEM
chất liệu như thế mà ko đúng à
nhưng hình thì chưa chuẩn thật. vi mới tập mà

nhocdhvip
NEWMEM
NEWMEM
dù sao củng cảm ơn bạn ^^!

vuong_tieu_ho
HB
HB
đánh chì nhìn đẹp, mấy vật dụng kia nhìn pị méo thì phải,pic cuối nhìn như sắp pị đổ

metalmit
2B
2B
Ưu điểm lớn nhất của em là tả chất rất...thật. Nhưng đây cũng nhược điểm của em.
Để trả lời câu hỏi này, ta sẽ đặt ra một câu hỏi khác : Tại sao những người vẽ truyền thần chỉ được gọi là thợ vẽ, còn họa sĩ thì hầu như không có ai vẽ chân dung giống kiểu truyền thần?
Tại sao nhìn mấy bài thi vẽ đầu tượng hay người và các trường kt, mt, nhìn hình nó không trau chuốt như kiểu truyền thần?
Ngoài ra thì về hình elip e dựng đẹp, nhưng sai phối cảnh hết cả rồi

nhocdhvip
NEWMEM
NEWMEM
anh nhan xet hay qua nhug em chua hie^u ve^` pho^i' canh la` the^ nao` anh zai thich ro zm em voi

ThanhTu
Admin
Admin
metalmit đã viết:Ưu điểm lớn nhất của em là tả chất rất...thật. Nhưng đây cũng nhược điểm của em.
Mình chỉ nói bừa 1 tí. NếuTheo giả thuyết của bạn thì mình chỉ nên vẽ giống vừa phải thôi sao :?
Mình ko nghĩ giữa truyền thần và hình hoạ nghiên cứu giống nhau như thế đâu. Cùng là tả mẫu đến độ giống cao nhất, nhưng truyền thần được thực hiện dễ dàng hơn vì "copy" sáng tối đã có sẵn từ 1 bức ảnh (mà thướng sáng tối rất chuẩn ) . Còn với hình hoạ nghiên cứu, cụ thể là bài này, thì người vẽ phải bỏ công quan sát, đánh giá mẫu, từ đó mà có sự chắc lọc, thêm bớt ...mới có được 1 bài vẽ tốt. Bản thân quá trình đó đã nói lên được 2 chữ "nghiên cứu" của môn học rồi. Mình hoàn toàn ngưỡng mộ khả năng phân tích chất liệu của bài vẽ này, + thêm lời khuyến khích tiếp tục phát huy thế mạnh.

Để trả lời câu hỏi này, ta sẽ đặt ra một câu hỏi khác : Tại sao những người vẽ truyền thần chỉ được gọi là thợ vẽ, còn họa sĩ thì hầu như không có ai vẽ chân dung giống kiểu truyền thần?
Tại sao nhìn mấy bài thi vẽ đầu tượng hay người và các trường kt, mt, nhìn hình nó không trau chuốt như kiểu truyền thần?
Ngoài ra thì về hình elip e dựng đẹp, nhưng sai phối cảnh hết cả rồi

- Theo mình câu nói này của bạn nên chỉnh sửa tí xíu : " Người vẽ truyền thần hay (khác với chỉ) được gọi là thợ vẽ" . Có người vẽ truyền thần vì sở thích ( mặc dù đã học nhiều và biết nhiều thứ ), có người vì miếng cơm manh áo, có người vẽ vì kém hiểu biết,...vv . Bạn dùng từ ấy e rằng hơi tủi thân cho các bác ấy :|

=>> Có điều, vấn đề quan trọng nhất ở đây ko phải là truyền thần tốt hay xấu, hoạ sĩ có vẽ truyền thần ko. Hình như ở đây có chút nhầm lẫn giữa "truyền thần" và trường phái tả thực (trường phái siêu thực, hay trước đây còn có tên gọi là trường phải cổ điển). Để dễ hình dung về trường phái này, hỉu nôn na là vẽ một chủ đề với mong muốn đạt được độ "giống" cao nhất, sinh động nhất. Vậy xin được hỏi lại bạn: Việc phân tích từ mẫu thật, khi đã hiểu rõ được bản chất của sự vật+ kỹ năng = đem đến kết quả là 1 bài vẽ tốt, diễn tả được chiều sâu chi tiết của sự vật, cái này mình nên tạm xét nó vào tính chất copy của " truyền thần " hay nghiên cứu của "tả thực" ?

PS: Bài bạn chất rất tuyệt nhưng hình và các trục sai nhiều quá, về sau đầu tư thêm 1 phông nền tốt hơn để tránh lãng phí bài :)

https://butchi.forumvi.com/
fovihoang
HB
HB
mới học mà đánh nét vậy thì khá quá !
hình có vẻ sai nhiều
phông nền hơi lạ :-?
cái nổi lẩu giống nồi đất hơn là inox với cái chai chưa trong lắm :)

metalmit
2B
2B
ThanhTu đã viết:
metalmit đã viết:Ưu điểm lớn nhất của em là tả chất rất...thật. Nhưng đây cũng nhược điểm của em.
Mình chỉ nói bừa 1 tí. NếuTheo giả thuyết của bạn thì mình chỉ nên vẽ giống vừa phải thôi sao :?
Mình ko nghĩ giữa truyền thần và hình hoạ nghiên cứu giống nhau như thế đâu. Cùng là tả mẫu đến độ giống cao nhất, nhưng truyền thần được thực hiện dễ dàng hơn vì "copy" sáng tối đã có sẵn từ 1 bức ảnh (mà thướng sáng tối rất chuẩn ) . Còn với hình hoạ nghiên cứu, cụ thể là bài này, thì người vẽ phải bỏ công quan sát, đánh giá mẫu, từ đó mà có sự chắc lọc, thêm bớt ...mới có được 1 bài vẽ tốt. Bản thân quá trình đó đã nói lên được 2 chữ "nghiên cứu" của môn học rồi. Mình hoàn toàn ngưỡng mộ khả năng phân tích chất liệu của bài vẽ này, + thêm lời khuyến khích tiếp tục phát huy thế mạnh.

Để trả lời câu hỏi này, ta sẽ đặt ra một câu hỏi khác : Tại sao những người vẽ truyền thần chỉ được gọi là thợ vẽ, còn họa sĩ thì hầu như không có ai vẽ chân dung giống kiểu truyền thần?
Tại sao nhìn mấy bài thi vẽ đầu tượng hay người và các trường kt, mt, nhìn hình nó không trau chuốt như kiểu truyền thần?
Ngoài ra thì về hình elip e dựng đẹp, nhưng sai phối cảnh hết cả rồi

- Theo mình câu nói này của bạn nên chỉnh sửa tí xíu : " Người vẽ truyền thần hay (khác với chỉ) được gọi là thợ vẽ" . Có người vẽ truyền thần vì sở thích ( mặc dù đã học nhiều và biết nhiều thứ ), có người vì miếng cơm manh áo, có người vẽ vì kém hiểu biết,...vv . Bạn dùng từ ấy e rằng hơi tủi thân cho các bác ấy :|

=>> Có điều, vấn đề quan trọng nhất ở đây ko phải là truyền thần tốt hay xấu, hoạ sĩ có vẽ truyền thần ko. Hình như ở đây có chút nhầm lẫn giữa "truyền thần" và trường phái tả thực (trường phái siêu thực, hay trước đây còn có tên gọi là trường phải cổ điển). Để dễ hình dung về trường phái này, hỉu nôn na là vẽ một chủ đề với mong muốn đạt được độ "giống" cao nhất, sinh động nhất. Vậy xin được hỏi lại bạn: Việc phân tích từ mẫu thật, khi đã hiểu rõ được bản chất của sự vật+ kỹ năng = đem đến kết quả là 1 bài vẽ tốt, diễn tả được chiều sâu chi tiết của sự vật, cái này mình nên tạm xét nó vào tính chất copy của " truyền thần " hay nghiên cứu của "tả thực" ?

PS: Bài bạn chất rất tuyệt nhưng hình và các trục sai nhiều quá, về sau đầu tư thêm 1 phông nền tốt hơn để tránh lãng phí bài :)
Những câu hỏi của bạn rất hay, mình xin được trả lời thế này :
Trước tiên mình xin nhắc lại, là mình rất tán thưởng khả năng tả chất của chủ thớt. Như mình đã nói, đây là ưu điểm của bạn ấy.
Nhưng các cụ có câu, vật cực tắc phản, phải biết Trục khứ chi nhất.
Điều này không có nghiawx là chỉ nên vẽ giống vừa phải. Nói thẳng ra, nó có nghĩa là tả càng giống thì càng tốt, nhưng không nên vì quá chăm chú vào 1 cái (ở đây là tả chất sao cho giống thật) mà bỏ rơi những cái khác.
Bài vẽ của chủ thớt, nếu xét riêng từng vật, tức là lấy tay che đi các vật còn lại, thì rất tuyệt, phải nói là khó có nhiều người tả chất giống thật được như bạn. Thế nhưng khi nhìn toàn cục thì nó lại chưa gây ra được cho người xem một sự "rung động"...
Giống như tranh truyền thần, mặc dù gọi là truyền thần, nhưng nó không hề lột tả được cái "thần" cái "khí" của nhân vật. Trong khi chỉ bằng vài nét kí họa nguệch ngoạc, người họa sĩ đã có thể lột tả được cái thần thái oai phong, hay dáng vẻ nghèo khổ, đến vẻ kiêu sa đài các của người mẫu.
Vì sao? Vì kĩ thuật của người truyền thần kém? Oh no, ngược lại thì có, kĩ thuật của họ rất cao siêu, nhiều họa sĩ có muốn cũng chả làm được thế đâu.
Lí do chính, theo mình không phải là vì họ "chép" lại bức ảnh một cách nguyên xi, mà là vì họ không đưa cái nhìn của mình vào trong bức vẽ, họ vẽ chỉ với mục tiêu là làm sao vẽ cho GIỐNG nhất, chứ không phải là vẽ để LỘT TẢ.
Đá ngang 1 tí, có 1 câu chuyện thế này. 1 nhà báo hay gì đấy k nhớ rõ, người nước ngoài. ông ta được ngắm bức tranh Em Thúy qua báo, và ông ta quyết định rằng bao giờ có thời gian thì phải đến VN để ngắm bằng được tác phẩm gốc. Và ông ta đã làm điều đó. Sau khi ngắm xong, ông ta nói rằng, ông cảm thấy như đôi mắt của em đã nhìn xuyên suốt tuổi thơ ông. Và ông quyết tâm tìm gặp người mẫu. Sau khi gặp, ông ấy nói rằng : Tôi nhận ra một điều, đôi mắt ngây thơ đó, đôi mắt đã nhìn thấu tuổi thơ tôi đó, là đôi mắt của người họa sĩ được biểu hiện và kết hợp với đôi mắt của người mẫu.
Câu truyện trên có nghĩa gì? Nó nghĩa là 1 bức tranh đẹp hay không, gây xúc động hay không, nó là tùy thuộc vào cảm xúc của người vẽ. Khi nhìn vào bức tranh, cảm xúc của người xem đánh đổ hết mọi quy tắc về hình học. Vì thế nên mới có chuyện xem tranh của vangoh, nhiều bức ta thấy ông vẽ phối cảnh...sai bét.
Thực ra những cái đấy nó cũng hơi xa xôi, thôi nói gần lại về bài vẽ của chủ thớt. Ý kiến của mình thì như này : Theo anh thì em mới chỉ dừng lại ở mức độ quan sát , đánh giá mẫu tốt, còn thực ra em chưa có sự chắt lọc, thêm bớt một số yếu tố đắt giá và tinh tế của mẫu. Khi vẽ em đang bị quá lệ thuộc vào mẫu mà quên không phóng tay, sáng tạo theo ý mình. Hãy nhớ rằng một trong những cái đẹp của nghệ thuật là "Đi quá sự thật"
CHính vì thế mà tại sao cùng là tả thực, nhưng những bức tranh phục hưng có giá trị vô cùng to lớn, còn tranh của các thợ truyền thần thì lại vô cùng hẩm hiu? Đó chính là vì trong những tác phẩm phục hưng luôn có những yếu tố "Phi lí một cách hợp lí".
Hoặc cũng là tả thật, tại sao tranh Tôm của Tề Bạch Thạch hay Ngựa của Từ Bi Hồng lại ăn đứt những bức ảnh chụp tôm cá bình thường? Đó là vì khi nhìn vào tranh của họ, ta không chỉ nhìn thấy tôm, thấy ngựa, mà còn CẢM NHẬN được một hồ nước trong veo, một thảo nguyên bát ngát....
Lại hơi lạc đề tí rồi, thôi nói 1 cách nôm na dễ hiểu là bài của em tả chất riêng biệt thì rất tốt, nhưng nó vẫn còn thiếu mối quan hệ với những vật xung quanh. vd mối quan hệ về bóng đổ, rồi thì cao quang, bóng phản chiếu của vật này trong vật nọ (nhất là mấy cái inox hay thủy tinh, bóng bẩy như thế mà chả thấy cái bóng phản chiếu của các vật xung quanh trong nó thì hơi lạ, giống như em để riêng cái chai ruợu hay cái nồi inox trong 1 không gian mênh mông mịt mờ rồi vẽ vậy.

Kết luận, bài vẽ của em có hướng phát triển rất tốt, chỉ cần em xem lại và nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa các vật, về ánh sáng, bóng đổ...là sẽ ổn ngay thôi, chứ hiện giờ cái hướng đi của em đang hơi chệch, khả năng là sẽ đi vào "ma đạo" giống anh Nhiếp Phong haha Nội lực có thừa thì nên đi theo con đường sáng.
Và cuối cùng, hay nhớ rằng 1 bài vẽ được đánh giá theo các tiêu chí sắp xếp theo thứ tự :
Bố cục, tỉ lệ, hình, khối, chất cảm, không gian ánh sáng, phông nền....
À mà theo kinh nghiệm luyện thi, thì em tả chất thế nào thì tả, nhưng đánh vật phải rõ nét đánh bóng ra, tuyệt đối tránh đánh bóng kiểu di không nhìn thấy nét đâu thế kia, dễ trượt lắm

ThanhTu
Admin
Admin
Đồng ý với quan điểm của bạn là bài ko thấy tí xíu liên kết nào trong tổng thể. Tại bạn nói ưu điểm là nhược điểm nên trình mình chỉ hiểu đc theo nghĩa đen thôi :)
Đồng ý thêm cái nữa là bài này mới nhìn rất hấp dẫn ^^ , tuy nhiên sai xót cũng ko hề kém (kể cả chất liệu). Nếu bạn biết quan tâm đúng mức các yếu tố khác thuộc về tổng thể: quan hệ chính phụ, xa gần.. thì bài sẽ bước lên 1 tầm mới hơn hẳn đó. Sợ nhất là đi sai đường :|
... Chờ bài mới của bạn :)

https://butchi.forumvi.com/
vip_94
NEWMEM
NEWMEM
dep ghe
bac hoc lop nao day

trinhm2009
Admin
Admin
metalmit đã viết:Ưu điểm lớn nhất của em là tả chất rất...thật. Nhưng đây cũng nhược điểm của em.
Để trả lời câu hỏi này, ta sẽ đặt ra một câu hỏi khác : Tại sao những người vẽ truyền thần chỉ được gọi là thợ vẽ, còn họa sĩ thì hầu như không có ai vẽ chân dung giống kiểu truyền thần?
Tại sao nhìn mấy bài thi vẽ đầu tượng hay người và các trường kt, mt, nhìn hình nó không trau chuốt như kiểu truyền thần?
Như vậy thì nhận xét của bạn hơi bị lẫn lộn rồi bạn ạ. Vấn đề bạn nói đến cần được mổ xẻ ra thành những khía cạnh khác nhau, không nên nói chung chung như vậy, điểm mạnh của bài vẽ là tả chất, khẳng định đó là điểm mạnh. Còn điểm yếu đó là tương quan, dựng hình, cách bạn ấy đánh giá hình, là do khả năng của người vẽ chưa tới. Nếu bạn ấy có khả năng thổi hồn theo cách nhìn nhận của bạn ấy, cái gì xem là đẹp thì trau chuốt tả thật kỹ, cái phụ thì lờ đi bớt, dựng hình cho chuẩn thì bài này sẽ toàn diện

https://www.facebook.com/?sk=welcome#!/pages/Portrait-Pencil/3013
yeukientruc
2B
2B
hoho chém nhau ghê nhỉ?thấy mà choáng váng

nhocdhvip
NEWMEM
NEWMEM
cam on cac anh da binh lua^n nhie^t tinh, em se co^ gang chinh sua~ nhung sai lam ma cac anh da noi' tre^n, do em ko dc di hoc ne^n cung khong bie^t' nhie^u` ve^`, cac anh chi giao' dup' em the^m cai' fong va cac buoc' can ban voi' cam on cac anh nhie^u`

nhocdhvip
NEWMEM
NEWMEM
ak` bai cua~ em chup anh co' hoi nghie^ng ne^n cac ban hie^u~ nha^m` do', dung la` hinh em co' sai tha^t, it bua~ nua~ em post le^n cac anh nx dup em voi nghe

metalmit
2B
2B
Về phông nền, e có thể tham khảo nhiều bài có phông nền đẹp tại https://www.facebook.com/pages/L%E1%pp%9Bp-v%E1%BA%BD-th%E1%BA%A7y-Th%E1%pp%A7y-Luy%E1%pp%87n-thi-M%E1%pp%B9-thu%E1%BA%ADt-Ki%E1%BA%BFn-Tr%C3%BAc-X%C3%A2y-D%E1%pp%B1ng/257781417630911, các bài vẽ được cập nhật hàng ngày

nhocdhvip
NEWMEM
NEWMEM
metalmit đã viết:Về phông nền, e có thể tham khảo nhiều bài có phông nền đẹp tại https://www.facebook.com/pages/L%E1%pp%9Bp-v%E1%BA%BD-th%E1%BA%A7y-Th%E1%pp%A7y-Luy%E1%pp%87n-thi-M%E1%pp%B9-thu%E1%BA%ADt-Ki%E1%BA%BFn-Tr%C3%BAc-X%C3%A2y-D%E1%pp%B1ng/257781417630911, các bài vẽ được cập nhật hàng ngày
cam on anh nghe
anh con do' ko?

nhocdhvip
NEWMEM
NEWMEM
anh tu' oi ,anh cho em xin so dt anh dc ko anh, co gi khi nao em vao Dn o^n thi anh chi cho em vai` die^u` dc ko anh?

benj4min
HB
HB
\



Được sửa bởi benj4min ngày Sat May 19, 2012 12:09 pm; sửa lần 1. (Reason for editing : abc)

tinhte
Admin
Admin
Cho e đào mộ với :D
Bác meta có thể cho e hỏi . Thấy bác nói vì sao đi thi người ta lại ko vẽ tả thực như truyền thần m bác giải thích giúp e vấn đề này được ko ạ . E cám ơn :D

http://www.tinhte.vn/
Dan37
HB
HB
nhìn cũng đc đó chớ

metalmit
2B
2B
tinhte đã viết:Cho e đào mộ với :D
Bác meta có thể cho e hỏi . Thấy bác nói vì sao đi thi người ta lại ko vẽ tả thực như truyền thần m bác giải thích giúp e vấn đề này được ko ạ . E cám ơn :D
Bạn đọc lại bài viết của mình ở trang 1 nhé, mình nghĩ là nó cũng giải đáp được phần nào câu hỏi của bạn.
Nói nôm na 1 chút tức là khi mình tả thực như truyền thần thì sẽ mất rất nhiều thời gian, và thường thì với trình độ của học sinh thì lúc tả theo kiểu truyền thần, các bạn ấy chỉ chăm chăm oánh vào vật làm sao cho thật...giống mẫu. Và như vậy sẽ bỏ quên các yếu tố khác như bóng đổ, ánh sáng, mối quan hệ giữa các vật, sẽ bị phụ thuộc và gò bó vào mẫu, không sáng tạo và phát huy được những yếu tố đẹp, hạn chế yếu tố xấu trên mẫu....
Như vậy, với thời gian 4 tiếng cả đề chính và phụ, các bạn sẽ rất khó hoàn thành được bài vẽ, và bài nhìn sẽ không có độ rung, cảm giác cứ bị nghèo nàn, buồn tẻ.
CÒn với trình độ của họa sĩ hay các bậc lão luyện, người ta tả chất siêu thật, thật như máy ảnh luôn, nhưng nhìn vào đấy ta vẫn cảm thấy có gì đó rung động, khác với 1 bức ảnh chụp. Đó là vì trong quá trình vẽ, người họa sĩ đã không phụ thuộc vào mẫu, mà đã dựa vào mẫu để tả thực về chất liệu nhưng có sự sắp xếp và sáng tạo về những yếu tố khác.
Tóm lại, vào phòng thi mà vẽ kiểu tả thực như truyền thần thì vừa tốn thời gian, vừa không hiệu quả, chứ nếu mà tả siêu rồi thì lại tốt quá.
Một lí do nữa là luật bất thành văn, tức là về phong cách. Người ta đã có quy ước ngầm giữa phong cách thi xây dựng và thi mĩ thuật. Cùng là 1 bài vẽ nhưng nhìn 2 phong cách khác nhau rõ rệt, mặc dù vẻ đẹp là như nhau. XD thì thường bài vẽ sẽ trong trẻo, sáng sủa, rõ ràng, và đánh bóng thì phải nhìn thấy nét, chứ cứ di di là dễ héo lắm

I'm yours
HB
HB
người biết thì ko nói,người ko biết thì nói.1 lần khiêm tốn =4 lần tự kiêu.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2  Next