You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ThanhTu
Admin
Admin
Đây là một bài viết hay...
Nếu bạn nào đã từng trăn trở tìm kiếm những ý tưởng để tìm đường đến nghề xin đọc hết qua nó. Ko dễ kiếm đc 1 người tâm huyết viết ra những dòng chữ nhiều tình cảm này để lại cho chúng ta đâu... :)


KTS: Trương Hồng Trường


“ Qua sông chớ có đội bè “.

Quan điểm này không ít lần được nhắc đến trong Phật giáo. Ở đây tôi không muốn đề cập sau hay có tham vọng truyền bá 1 thứ gì trong việc gợi mở ban đầu chủ đề này liên quan đến 1 tôn giáo nào được nhắc đến dưới đây. Điều đáng ghi nhận ở đây chính là cái tinh thần thông qua câu chuyện lượt trích sau:


Trong đạo pháp, Đức Phật giảng thích: Này các Tỷ kheo ví như có người đang đi trên đường lớn dài, đến 1 vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng , bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cây cầu bắc qua từ bờ này tới bờ kia. Người đó suy nghĩ: “ Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có 1 cây cầu bắc qua từ bờ này tới bờ kia. Nay ta thu góp cỏ, cây, nhành, lá cột lại làm thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này nỗ lực vượt qua đến bờ bên kia an toàn”. Khi qua bờ bên kia rùi người ấy
suy nghĩ: “ Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ nó mà ta qua sông được. Bây giờ ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai và đi đến nơi nào ta muốn”.


-Này
các Tỳ kheo các ông nghĩ thế nào? Người ấy làm như vậy có đúng với chức năng của chiếc bè này hay không?

-Thưa
không.


- Người đó phải làm như thế nào cho đúng với chức năng của chiếc bè? Này các Tỳ kheo, người ấy sau khi sáng được bờ bên kia nên suy nghĩ hợp lý như sau: “ Chiếc bè này có lợi ích cho ta, nhờ nó mà ta vượt qua được bờ bên kia 1 cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên bờ đất khô hay nhấn chìm xuống nước và đi đến nơi nào ta muốn “.


Xem xét trong mối quan hệ “ thầy – trò “: Người thầy thật ra được hiểu cũng chẳng khác nào là chiếc đò, là phương tiện, là “ định hướng”... để đưa những “ người khách trò “ sang sông. Điều đáng chú ý ở đây phải hiểu đúng triết lý mà Đạo Phật muốn
gửi gắm, đó là chiếc đò hiểu theo nghĩa “phương tiện”. Chứ không phải là chiếc
đò khi mà các bạn đã qua bên kia sông, các bạn “ đội” nó ( tức chiếc đò) lên đầu
( tức tôn sùng, tức thần thánh hóa) để đi tiếp cuộc hành trình còn lại.


Qua câu
chuyện, tôi muốn trao đổi cùng các bạn chính là vấn đề tư duy hệ thống, quan điểm , phương pháp mà người truyền đạt cần chuyển đi những tri kiến đến đối tượng cần truyền đạt trong khoảng thời gian và không gian mang tính hạn định. Việc lĩnh hội của đối tượng cần truyền đạt để phát triển nó như thế nào? Đó chính là điều tôi, các bạn đang cần và đáng lưu tâm.


Năm 2005, khi còn là sinh viên, tôi may mắn có 1 vài cơ hội tập tễnh tham gia 1 vài hội thảo cùng các sinh viên nước ngoài ( Nhật). Tôi , chúng tôi hồi đó rùng mình , bỡ ngỡ khi tiếp cận những “ thứ” “ văn minh” ngay chính những “ đồng nghiệp” nước bạn. Khi chúng tôi làm điều gì trong tất thảy các hoạt động chuyên môn, chúng tôi cũng luôn bị động và thật “ chật vật”, “ cứng cái” khi tiến hành hay bắt tay thực hiện trong công việc bất kỳ. Mãi đến những năm sau khi tốt nghiệp ra trường, làm việc tôi mới nhận ra rằng: tôi, cái hệ chúng tôi hồi đó có nhiều những mất mát, những lỗ hỏng kiến thức không thể bù đắp. Xuất phát từ những căn nguyên không rõ ràng khi nhìn nhận về “ Kiến Trúc”, trong tiến trình tìm kiếm điểm xuất phát và đích đến của chuyên ngành chúng ta đang theo học. Và những thứ đó như vô tình hóa biến thành những vết chàm, vết ố khó rũ sạch mỗi khi đã in đậm trong tâm thức trong khoảng cái thời gian khá dài đó,trong suy nghĩ và cả trong tư tưởng tôi, chúng tôi hay chính bản thân của các bạn từ thuở chỉ biết quyanh quẩn suốt ngày ghi ghi, chép chép.


...Làm gì để khắc phục?


Ở đó chỉ có 1 con đường duy nhất là phải lao động cực lực trong chuyên môn, với 1 năng suất và hiệu quả cao của niềm đam mê. Để rồi từ đó trong những thi thoảng vô tình không phải hỗ thẹn nếu lỡ lời với 1 ai đó rằng : “ Bạn, chính bạn đã khỏa lấp, đã chôn vùi những lổ hỏng đã giấu giếm đáng hổ thẹn đó”.


Trong thời lượng cũng như chiều dài có khổ của những trang giấy, cũng xin được đôi điều với kinh nghiệm còn non trẻ qua 1 đôi dòng “ đẻ non” để rồi mong muốn được cùng “ thương luận” cùng tất cả mọi người. Khi mà mọi thứ xung quanh là những thể quá “ vĩ đại” , chúng quá lớn lao hay quá “ nhỏ bé” mà tư tưởng tôi chưa thể lần mò đến ranh giới “ khai sáng” của chúng. Có thể hẳn sẽ mơ hồ 1 chút , những thậm chí cũng có thể cho rằng vớ vẩn, nhảm nhí 1 chút nữa cũng nên... Nhưng tôi không quan tâm! Bởi chúng ta nên xem xét vấn đề 1 cách tương đối, cái mà cá nhân tôi không dám đủ tự tin quả quyết hay tiên liệu nó đúng hay không? Vậy, cứ hiểu rằng nó tương đối trong “ sự đối kháng không mỏi mệt”.

... Ý tưởng nào trong 1 đồ án thực hành?


“ Dấu hỏi “ thường gặp trong bất kỳ 1 đồ án nào để lại nhiều ấn tượng sâu đậm đối với người chiêm nghiệm. Nó phải được hiểu theo đúng nghĩa danh từ chỉ đích danh này trên ba chiều của tư duy: nghĩa đen, nghĩa bóng và cao , xa hơn nữa là sự tồn vong, tồn lưu của danh từ này trong tâm thức. Đó, tất cả thuộc về ý- nghĩa sâu xa và cao cả của 1 đồ án mang lại( dù là “ phức tạp, cầu kỳ” hay “ tối giản” nhất vẫn
có thể thừa sức đạt đến).


Đến đây, xin xem tôi như là 1 “ học viên” với ánh mắt tròn xoe từ những ngạc nhiên này đến những thán phục nọ. Vậy các bạn sẽ lại hỏi làm thế nào để có được “ nó”? “ Nó” là cái gì ? “ Nó “ từ đâu đến? Và phải thực nó như thế nào cho phải?


Tôi- sinh viên, có 3 điều cần quan tâm và giữ gìn để trả lời cho những câu hỏi đó. Ba điều đủ để tạo thành 1 tam giác, đủ đề “ bền vững” và “ linh hoạt” trong từng cảnh huống và sử dụng nớ trong từng thao tác và trực quan của cơ thể mình.


Thứ nhất, bạn và tôi cần có 1 lối đi thật cởi mở, 1 phương pháp luôn đảm bảo được tính định hướng. Chúng ta sẽ tìm về với những lý luận ( tất nhiên là chưa đến lúc chúng ta đạt đến
1 trình nào đó để có thể xứng phê bình trong cặp từ này). Thông qua các “ kênh” thông tin để cập nhập liên tục các Luận Lý trên địa hat Triết Học đúng nghĩa, các trường phái nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử cho đến những kiến thức cơ sở phương pháp sáng tác, phương pháp tạo hình...) các “kênh” thông tin Khoa học- kinh tế- chính trị- xã hội và những
ứng dụng của nó vào trong đời sống và những kiến thức bên ngoài chuyên ngành như văn học, vật ly, địa chất... Hoàn toàn rất hữu dụng khi các bạn có đủ thời gian quan tâm và làm phong phú hơn bộ Bách Khoa Toàn Thư – mini của chính các bạn. Và ở đó, các bạn sẽ thấy được vô vàn sự chuyển hóa và đối ứng trong chuyên ngành Kiến Trúc hiện nay. Bởi phải nhìn và nhận 1 điều rằng ngành học mà chúng ta theo học nó quá rộng.

Thứ hai, thông qua hoạt động của đôi tay, bạn phải tập cho mình 1 thói quen trong công việc để có 1 bàn tay “ đẹp” đúng nghĩa, thuần thục, tinh tế trong từng thao tác dưới sự điều khiển của tư duy.


Làm thế nào để có bàn tay “ đẹp “ đó ? Tôi vẫn còn nhớ rõ những khoảng thời gian tệ hại, sau này tôi gọi nó là khoảng thời gian “ suy hoại” trong quá trình học 5 năm, 1 điều mà tôi tin chắc rằng tôi và không ít các bạn khá giống nhau qua 1 so sánh đơn giản sau nếu các bạn có rơi vào những tình cảnh như tôi: tôi- sinh viên thấy thời lượng “ cầm bút ” của mình lúc bấy giờ so với tôi- học sinh phổ thông ít hơn rất nhiều lần. Kết quả khiến tôi thực thi những hành động đó 1 cách chậm chạp hơn những nghĩ suy bên trong đầu khi chuyển đổi qua những bài tập thực hành ( thông qua đồ án).


Dẫn đến thao tác ngày mỗi chậm lại. Và rồi những hệ quả về sau nữa như thế nào thì các bạn có thể hiểu được!


Tôi- sinh viên và tôi có 1 vài người thầy mà tôi luôn thầm tự hào, “ thần tượng” hóa, rồi tự phong cho mình là học trò của ông này, ông nọ 1 cách đầy vinh dự, 1 cách đầy máy móc và ngộ nhận ( cái mà sau này, tôi thấy đó là sai lầm lớn nhất).


Xin được ví dụ: Kiến trúc sư Tadao Ando ông đã đạt giải thưởng Pritzket năm 1995- giải thưởng cao quý danh cho những kiến trúc sư có những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực này ( đây là 1 giải thưởng uy tín thường niên, có tầm ảnh hưởng sâu rộng và tương đương với 1 giải thưởng Nobel đáng giá đối với bất cứ 1 chuyên ngành khoa học nào trên thế giới), ông là 1 trong những linh hồn tiên phong của Kiến trúc hiện đại Nhật Bản. Ông đã có 1 con đường để đến với ngành kiến trúc không như cách thông thường...? Tadao Ando đã theo đuổi nghiệp của mình trên con đường đầy gian khó với 1 lòng say mê nghề nghiệp nhiệt thành. Khi các bạn tìm hiểu, sẽ thấy vô vàn những bản vẽ phác thảo trên đôi tay ấy, với biết bao thời gian “ vẽ- vẽ”, “ ghi- ghi”, “lại - lại” để đến bây giờ các bạn có thể chiêm nghiệm những giá trị tuyệt vời thông qua các tác phẩm đậm chất nhân văn sâu sắc mà ông đã để lại chúng hiện hữu với thời gian, mà người xem thầm trầm trồ, thán phục...!


Tôi- sinh viên, tôi học tập và ghi nhận tất cả mọi thứ xung quyanh thông qua thị giác trực tiếp để rèn luyện 1 đôi tay( “ đủ” và chỉ “đủ” thôi là hài lòng lắm rồi! Chứ chưa bao giờ mong để có 1 bàn tay “ siêu việt “ đến nhường ấy!) Đủ để nắm bắt những cốt yếu trong từng cảnh huống, hình ảnh, “ bản chất” và tất thảy những thông tin cần thiết để lưu trữ lại lâu nhất có thể.


Điều quan trọng và trên tất cả là bạn- sinh viện và tôi-sinh viên phải luôn tôn trọng, có ý thức và trách nhiệm cao trong từng “ nét vẽ” của chính mình ( ngay trong những đồ án nhỏ và cơ sở, cho đến những đồ án ở mức độ cao hơn về sau).


Thứ ba, cái này thuộc về từng cá nhân, con người lĩnh hội, khởi xướng nó như thế nào để đạt đến bản hòa âm” kinh điển”. Nó cần 1 “ cấu hình” tương đối cao để có thể đáp ứng các yêu cầu đó. Tất nhiên, đó không phải là một hay những yêu cầu quá khó để rồi chính các bạn tự ti với chính năng lực trẻ của chính các bạn. Chính vì từ này mà các bạn có rất nhiều thuận lợi, thời gian và đủ để tự tin để tiến hành và thực hiện những dự định. Phải vận dụng nó đúng như lòng đam mê, cái tâm cháy bỏng bên trong bên trong con tim đập phập phồng của chính các bạn. Kiến trúc là 1 ngành mà người học phải hàm chứa trong mình 1 năng khiếu thuộc về tư duy mới có thể đảm trách được. Nếu tôi hay các bạn và những người nếu chưa và chưa hề có nó, chúng ta vẫn có thể sở hữu nếu chúng ta không ngừng quyết tâm và sự kiên trì làm việc không biết mệt mỏi để tạo dựng. Cuối cùng các bạn sẽ tương tác 2 kĩ năng bên trên và thông qua nhiều lần “ tổng hợp- phân tích” để rồi đưa ra những kết luận thuộc về kiến trúc. Và tôi sẽ nhường lại sân khấu cho chính các bạn ở đây.


Đó mới chỉ là sự kết thúc của 1 chú trình nhỏ mà thôi! Khép lại và chúng ta tiếp tục 1 chu trình khác tượng tự nhưng ở 1 mức độ, trình độ cao hơn, quy mô hơn để có thể chi tiết hóa, cụ thể hóa lên đến 1 ngưỡng có thể mà ở đó yêu cầu của 1 đồ án đang cần đến.

Đến bây giờ, tôi- sinh viên khi không còn là sinh viên nhưng “
cái” sự vụ” sinh viên” kia giờ chỉ ở đâu đó trong khoảng thời gian mà tôi có, và vẫn mãi sau này tôi không bao giờ dám và chắc chắn, tin chắc hay tự quyền thẩm định rằng điều gì đó trong suy nghĩ là hoàn toàn đúng, là hoàn toàn chính xác và áp dụng trong tất thảy các thời kỳ. Mọi thứ chỉ là chủ quan trên cái khách quan thông qua “ tư luận” mà tôi có thể nắm bắt và có thể diễn giải. Và nó mãi sẽ không tương thích cho bất cứ 1 trường hợp nào mà nó chỉ có ý nghĩa về mặt tham khảo và để cùng nhau trao đổi, bắt tay nhau để cùng tiến bộ.


Nguồn: kienhue.co.cc

https://butchi.forumvi.com/

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]